, 07:16

Khóa Huấn luyện an toàn lao động - Tổng công ty Điện lực Dầu khí

       Từ ngày 20/6/2016 đến ngày 25/6/2016, Viện phát triển Quốc tế học tổ chức 02 khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (nhóm 4) cho Tổng công ty Điện lực Dầu khí. 
       Từ ngày 06/6/2017 đến ngày 09/6/2017, Viện phát triển Quốc tế học tiếp tục tổ chức 02 khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (nhóm 4) cho Tổng công ty Điện lực Dầu khí.
       Đây là một trong những khóa học thường niên được tổ chức hàng năm mà Viện phát triển Quốc tế học tổ chức cho cán bộ, công nhân viên chức của Tổng Công ty. Nội dung khóa học được thiết kế sát với yêu cầu thực tế tại đơn vị.


NỘI DUNG HUẤN LUYỆN
An toàn lao động - vệ sinh lao động; Sơ cấp cứu tai nạn lao động


I. Chính sách, pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động
    1. Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động; hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động; các khái niệm, nội dung cơ bản về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
    2. Mục đích ý nghĩa và quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động.
    3. Các quy định của pháp luật về chính sách, chế độ bảo hộ lao động; Chính sách, chế độ về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động.
    4. Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
    5. Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm, độc hại gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng ngừa.

II. Tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động ở cơ sở
    1. Tổ chức bộ máy và phân định trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
    2. Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động; Các biện pháp cải thiện điều kiện lao động.
    3. Xây dựng và phổ biến nội quy, quy chế quản lý công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động tại các phòng ban, bộ phận và các quy trình an toàn của các máy móc, thiết bị.
    4. Thực hiện chính sách, chế độ bảo hộ lao động đối với người lao động.
    5. Phương pháp triển khai công tác kiểm tra, tự kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh lao động.
    6. Thực hiện đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
    7. Thực hiện khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
    8. Thực hiện thống kê, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động;
    9. Quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
  10.Trách nhiệm và những nội dung hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
  11.Các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh tại nơi làm việc và biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động (Cháy, nổ, điện giật, bệnh về mắt, bệnh tim mạch, xương khớp...).
  12.Tác hại của nhiệt độ, khí hậu, bức xạ nhiệt, bụi, tiếng ồn và các biện pháp phòng ngừa.
  13.Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện và tổ chức phong trào quần  chúng thực hiện  an  toàn lao động, vệ sinh lao động.
  14.Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ; kỹ thuật vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động.
  15.Nghiệpvụ khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê, báo cáo định kỳ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.
  16.Quy trình an toàn về điện.
  17.Quy trình làm việc an toàn; quy trình vận hành, xử lý sự cố máy, thiết bị được giao.
  18.Công dụng, cách sử dụng và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân.
  19.Phốihợp làm việc tập thể.

III. Tổ chức sơ cấp cứu tai nạn lao động
    1. Khái niệm
    2. Quy định chung
    -   Quy định của luật pháp.
    -   Quy định về thường trực cấp cứu.
    -   Tổ chức thực hiện cấp cứu.
    -   Tiêu chuẩn cấp cứu viên.
    -   Nhiệm vụ cấp cứu viên.
    3. Một số kiến thức cơ bản vầ cấp cứu tại chỗ
    -   Cấp cứu ngừng thở, ngừng tim.
    -   Nhận biết về hoạt động cơ quan hô hấp tuần hoàn.
    -   Phương pháp, kỹ thuật thổi ngạt ép tim.
    4. Cấp cứu điện giật
    -   Nguyên tắc cấp cứu.
    -   Các bước tiến hành (trường hợp nạn nhân tỉnh táo, hôn mê hoặc hôn mê hoàn toàn ngừng thở ngừng tim).
    -   Những chú ý khi cấp cứu.
    5. Cấp cứu Bỏng
    6. Cầm máu khẩn cấp
    -   Nhận biết đứt động mạch.
    -   Xử lý.
    -   Băng vết thương.
    7. Cố định gãy sương
    -   Cánh tay, cẳng tay, ngón tay, sương hàm, sương đòn, sương đùi, cẳng chân cổ chân, sương bàn chân...
    8. Chấn thương cột sống
    9. Cấp cứu say nắng, say nóng, cảm lạnh
  10. Vận chuyển bệnh nhân
* Thực hành một số kỹ năng cấp cứu tai nạn
IV. Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện.

                                                                              Một số hình ảnh của khóa học

                                                                                                     

                                  Giờ huấn luyện lý thuyết

                                               

                         
                                   Giờ huấn luyện thực hành về sơ cấp cứu tai nạn lao động

     
                                   Giờ huấn luyện thực hành về sơ cấp cứu tai nạn lao động

 
 



VIỆN PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ HỌC
Tầng 6 - Cung trí thức thành phố
Số 01 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Tel: 024.37931073, 024.39952822 - fax: 024.37931605
Hotline: 0985 886 886

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang online : 103

Tổng số lượt truy cập : 111496