, 05:51

Giám đốc khai thác mỏ; Chỉ huy nổ mìn; Thợ mìn; Thủ kho mìn

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN
 CHỈ HUY NỔ MÌN, THỢ MÌN, THỢ VẬN CHUYỂN VÀ THỦ KHO MÌN

 
          - Căn cứ thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công thương quy định một số điều của nghị định 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;
          - Căn cứ QCVN 02/2008/BTC – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bảo quản, vận chuyển sử dụng và những người có liên quan đến vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN.
          Viện phát triển Quốc tế học phối hợp với Trường Đại học Mỏ - Địa chất tổ chức khóa huấn Chỉ huy nổ mìn; Thợ mìn; Vận chuyển và thủ kho mìn cho các đơn vị và các cá nhân có nhu cầu.
     
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO CỦA KHOÁ HỌC:
a/ Về lý thuyết:
          Sau khi trải qua khoá bồi dưỡng, huấn luyện này người học có khả năng:
          - Hiểu được vai trò chức năng, nhiệm vụ của người chỉ huy và thợ mìn.
          - Hiểu được một số khái niệm cơ bản trong công tác nổ mìn và vật liệu nổ.
          - Biết cách phân loại vật liệu nổ công nghiệp.
          - Hiểu được các bảng phân loại đất đá và biết cách lựa chọn chỉ tiêu thuốc
             nổ cho từng loại đất đá.
          - Hiểu được quy trình công nghệ của 5 phương pháp làm nổ lượng thuốc (nổ đốt, nổ điện, nổ bằng dây nổ, nổ bằng ngòi nổ phi điện và nổ kết hợp).
          - Tính toán lượng thuốc nổ cho 1 lỗ mìn, cho cả bãi mìn và lập được Hộ chiếu nổ mìn trong các điều kiện khác nhau (dành cho chỉ huy nổ mìn).
          - Hiểu được nội dung của một Hộ chiếu nổ mìn (dành cho thợ mìn).
          - Hiểu được các quy phạm về an toàn trong nổ mìn khai thác mỏ.
b/ Về thực hành:                      
          Sau khi trải qua đợt huấn luyện tay nghề của khoá học này người học có khả năng:
          - Thiết kế được hộ chiếu nổ mìn (dành riêng cho Chỉ huy).
          - Đọc hiểu được hộ chiếu nổ mìn (dành riêng cho thợ mìn)
          - Chế tạo được các loại mồi nổ.
          - Nạp thuốc, nạp mồi và nạp bua vào lỗ khoan đúng kỹ thuật.
- Đấu ghép được các loại mạng nổ mìn, bao gồm:
          + Mạng nổ đốt
          + Mạng nổ điện
          + Mạng nổ bằng dây nổ
          + Mạng nổ phi điện
          + Mạng nổ kết hợp (điện + dây nổ; dây nổ + ngòi nổ phi điện)
          - Vận chuyển và bảo quản vật liệu nổ tại hiện trường đúng kỹ thuật & an toàn 
           - Sắp xếp VLNCN theo đúng ưuy định, đọc hiểu các tài liệu dành cho thủ kho,
             biết ghi chép vào các mẫu xuất, nhập VLNCN
- Rèn luyện được tinh thần vượt khó khăn, đức tính kiên trì, cẩn thận, tỉ mỉ và lòng yêu nghề nổ mìn trong khai thác mỏ.
- Đảm bảo an toàn trong thực hành tại hiện trường.
* Tài liệu và đồ dùng dạy học:
1- Sách “Nổ mìn và kỹ thuật an toàn sử dụng VLNCN” (Chủ biên: Nguyễn Đình Ấu)
2- Dây cháy mô hình: 20 m; Kíp đốt mô hình: 10 cái; Kíp điện: 20 cái; dây điện mạng: 50 m;    Dây nổ mô hình 100 m; Kíp vi sai phi điện: 50 cái; Hộp nối chùm: 20 cái; Máy nổ mìn 1 cái, đồng hồ đo kíp: 1 cái; Ống nhựa d=100 mm dài 4 m; băng keo 20 cuộn; Đĩa Video nổ mìn tại các mỏ…

II. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG, HUẤN LUYỆN CHỈ HUY, THỢ MÌN 
2.1. Lý thuyết nổ mìn  (7 ngày = 14 buổi)
TT Nội dung bài dạy Lý thuyết
(tiết)
Tính theo buổi Người dạy
Bài 1 Một số nội dung cơ bản theo Thông tư 23/2009/BCT và QCVN 02:2008/BCT của Bộ Công Thương 5 01 Giảng viên của Đại học Mỏ- Địa chất, Hà Nội
Bài 2 Những khái niệm cơ bản trong công tác nổ mìn 5 01 nt
Bài 3 Tổng quan về vật liệu nổ công nghiệp 5 01  
Bài 4 Các phương pháp làm nổ lượng thuốc:
- Nổ mìn đốt
- Nổ mìn điện
- Nổ mìn bằng dây nổ
- Nổ mìn bằng ngòi nổ phi điện
- Nổ mìn kết hợp các phương tiện nổ
10 02 nt
Bài 5 Tác dụng nổ trong các môi trường và nguyên tắc tính toán lượng thuốc nổ 5 01 nt
Bài 6 Nổ mìn vi sai và các sơ đồ nổ vi sai 10 02 nt
Bài 7 Các phương pháp điều chính mức độ đập vỡ đất đá bằng mìn 5 01 nt
Bài 8 Hộ chiếu nổ mìn và phương pháp lập hộ chiếu nổ mìn 5 01 nt
Bài 9 Vận chuyển và bảo quản VLNCN 5 01 nt
Thi Thi lí thuyết 10 02  
Tổng cộng: 65 tiết 14 buổi
= 7 ngày
 
 
Lưu ý: Một ngày học 2 buổi: sáng, chiều (sáng từ 8 giờ đến 11 giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ.
 2.2.Thực hành nạp nổ mìn tại cơ sở sản xuất (16 buổi = 8 ngày)     
2.2.1. Bảng nội dung thực hành và phân bổ thời gian
TT Nội dung thực hành Thời lượng
(giờ)
Tính theo buổi Địa điểm thực tập Người dạy
Bài 1 Nổ mìn điện và nổ bằng dây nổ 8 02  Ngoài trời Giảng viên
Bài 2 Nổ mìn bằng ngòi nổ phi điện và kết hợp các phương tiện nổ 4 01 Ngoài trời Giảng viên 
Bài 3 Đọc hiểu hộ chiếu và lập các loại hộ chiếu nổ mìn trên mỏ lộ thiên và trong mỏ hầm lò 4 01 Tại lớp Giảng viên 
 
Thi
 
 
Thi tay nghề cơ bản
 
10
 
02
 
Tại lớp
 
Bài 4 Tham quan mỏ và thực tập nổ mìn điện và nổ bằng dây nổ 8 2 Tại mỏ đá
Minh Quang
và Bảo Quân
Giảng viên 
 KS mỏ
Bài 5 Tham quan mỏ và nổ mìn bằng ngòi nổ phi điện (nếu có) hoặc xem trên Video do giáo viên cung cấp. 8 2 Tại lớp Giảng viên 
 KS mỏ
Bài 6 Viết bài thu hoạch 24 6 Tại đơn vị Học Viên
 
Tổng cộng:
  16 buổi
 =
8 ngày
   
 
2.2.2. Nội dung chi tiết thực hành tay nghề cơ bản và đi thực tế (6 ngày)
a. Thực hành nổ mìn điện ngoài trời (vận chuyển vật liệu nổ, kiểm tra kíp điện, chế tạo mồi nổ, nạp thuốc, nạp mồi và nạp bua mìn, đấu ghép các kiểu mạng nổ điện, kiểm tra mạng, kiểm tra các mối nối, vận hành máy nổ mìn ….)
b. Thực hành nổ mìn bằng dây nổ ngoài trời (vận chuyển vật liệu nổ, chế tạo mồi nổ, nạp thuốc, nạp mồi và nạp bua mìn, đấu ghép dây rải mặt với dây xuống lỗ theo các kiểu khác nhau, đấu rơ le vi sai, lắp kíp kích nổ toàn mạng….)
c. Thực hành nổ kết hợp phương tiện nổ mìn điện với dây nổ (vận chuyển vật liệu nổ, chế tạo mồi nổ, nạp thuốc, nạp mồi với dây nổ và nạp bua mìn, kiểm tra mạng, kiểm tra các mối nối, vận hành máy nổ mìn ….)
d. Thực hành nổ mìn bằng ngòi nổ phi điện (vận chuyển vật liệu nổ, chế tạo mồi nổ, nạp thuốc, nạp mồi và nạp bua mìn, đấu ghép dây rải mặt với dây xuống lỗ, sử dụng hộp nối chùm, lắp kíp kích nổ toàn mạng….) Nội dung này trên mô hình.
e. Thực hành nổ kết hợp phương tiện nổ mìn bằng ngòi nổ phi điện với dây nổ (vận chuyển VLN, chế tạo mồi nổ phi điện, nạp mìn, đấu ghép dây nổ rải mặt với dây phi điện xuống lỗ, lắp kíp kích nổ toàn mạng….). Nội dung này làm trên mô hình.

* Thực hành xử lý mìn câm: Trong quá trình nổ mìn nếu có mìn câm các học viên sẽ được thực hành: Xử lý mìn câm cho lỗ khoan nhỏ và xử lý mìn câm cho lỗ khoan lớn
2.3. Viết bản thu hoạch và nộp lại cho giáo viên (2 ngày).
 
III. HỌC PHÍ (bao gồm học phí, tài liệu, chứng chỉ, hóa đơn tài chính)
1.     Giám đốc điều hành khai thác mỏ: 6.000.000 đ/01 học viên
2.     Chỉ huy nổ mìn: 3.000.000 đ/01 học viên
3.     Thợ nổ mìn, thủ kho, vận chuyển VLNCN: 3.000.000 đ/01 học viên

                          Liên hệ:  Mr Hưng 0985 886 886
                          
                          VIỆN PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ HỌC
                          Hà Nội: Số 32 Trần Quý Kiên - Cầu Giấy - Hà Nội
                          Tel: (04) 39952822; Fax: (04) 37931605; Hotline: 0985 886 886 
                          HCM: 92 Nguyễn Đình Chiểu, p Đakao,q1, TP HCM
                          Tel: (08) 35 377 577; Fax: (08) 39 115  017; Hotline: 0943 275 885
                          Email: daotao@iid.edu.vn;Website: http://iid.edu.vn
 
 

 


LỊCH KHAI GIẢNG


VIỆN PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ HỌC
Tầng 6 - Cung trí thức thành phố
Số 01 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Tel: 024.37931073, 024.39952822 - fax: 024.37931605
Hotline: 0985 886 886

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang online : 193

Tổng số lượt truy cập : 110355